ContentMarketing

Content là gì? Content xuất hiện ở đâu? Content Marketing là gì?

5 10 đánh giá
Article Rating

Content là gì? Content Marketing là gì?

Content là nội dung, những thông tin mô tả về một đồ vật hữu hình, một sự vật vô hình, vấn đề hay một thương hiệu, một chủ thể.. Content là nội dung và nó phải chứa trong phương tiện truyền thông. Ngày nay, nó tồn tại xung quanh chúng ta trong bất kỳ hành động hay trao đổi thông qua tiếp giữa con người và con người.

Content Marketing và content là một. Đó là những nội dung trong phương tiện truyền thông được xây dựng dành cho một hoặc nhiều mục tiêu của Marketer bao gồm: chiến dịch tiếp cận, chiến dịch marketing, chiến dịch bán hàng, quảng bá.. Những mục tiêu về nội dung (content) ảnh hưởng bởi mục đích sử dụng trong từng chiến dịch cụ thể.

Content marketing tác động vào tâm trí, tinh thần, thể xác của đối tượng mục tiêu. Qua đó, khiến cho đối tượng (khách hàng) có những tương tác về hành động, cảm xúc hoặc ghi nhớ, tiếp thu nội dung.

Bản chất của Content là gì?

Content là nội dung. Các nội dung được truyền tải thông qua 5 giác quan bao gồm: thị giác (Nhìn, đọc), thính giác (nghe), vị giác (vị), xúc giác, khứu giác (ngửi) với mục đích cụ thể là ghi nhớ, ghi nhận vào não bộ, tiềm thức của khách hàng.

  • Content trong thị giác

Hình thức sơ khai nhất của Content đối với thị giác trong hoạt động bán hàng ở chợ. Các chủ gian hàng bầy hàng hóa mình có trước cửa tiệm. Khách hàng khi đi qua cửa hàng có thể dễ dàng nhận biết nội dung bán hàng một cách trực quan.

Trong marketing hiện đại, nội dung được truyền tại thông qua các ấn phẩm như các video, nội dung chữ, banner, biển bảng, bảng hiệu, bảng LED. Những nội dung này thông qua thị giác để ghi nhận vào não bộ của khách hàng một cách nhanh và chính xác.

  • Content trong thính giác

Tiếng rao bán hàng, tiếng kẹo kéo là một trong những hình thức truyền tải nội dung cổ điển nhất. Các nội dung content ngày càng được đổi mới thông qua các bản tin Radio, quảng cáo sử dụng âm thanh, hoặc những bản nhạc.

Các thương hiệu, đội bóng sử dụng những bản nhạc làm phương thiện truyền tải. Ví dụ đơn giản và gần gũi nhất chính là ca khúc “Tiến Quân Ca – Quốc ca” với mục đích sử dụng để truyền tải thông điệp và dễ dàng ghi nhớ.

  • Content trong vị giác

Để xúc tiến việc truyền tải nội dung, vị giác cũng được sử dụng để ghi nhớ. Các hoạt động marketing như ăn thử sản phẩm để tăng nhận diện thương hiệu thường xuyên được sử dụng. Khách hàng bị kích thích và lưu giữ trải nghiệm qua vị giác. Những hình ảnh kích thích vị giác như ớt, chanh, mơ cũng được dùng trong việc dễ dàng liên tưởng về nội dung.

  • Content trong xúc giác

Đối với các sản phẩm cần trải nghiệm tiếp xúc như đệm, quần áo, đồ dùng, những bậc thầy marketing sử dụng việc tăng trải nghiệm với khách hàng. Họ xây dựng những nội dung như showroom trưng bày sản phẩm, buổi lễ trải nghiệm. Ở đó, khách hàng có thể tiếp cận với những nội dung được xây dựng sẵn.

  • Content trong khứu giác

Hình thức sơ khai nhất là việc tiếp cận bằng mùi hương bởi các món ăn trong các quán ăn. Khách hàng sẽ bị kích thích và tò mò đối với sản phẩm.

Ngày nay, khứu giác trong content được sử dụng mạnh trong các sản phẩm như nước hoa, các sản phẩm thiên nhiên, tinh dầu. Các sản phẩm được xây dựng và tạo thành những câu chuyện về mùi hương để làm dịu đi cảm xúc của khách hàng.

Content tồn tại ở đâu?

Content là tất cả những thông tin được xây dựng để lưu giữ, truyền đạt thông qua phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông được nâng cấp dần qua các thời đại.

Phương tiện truyền thông cổ xưa

Các hình thức cổ của phương tiện truyền thông bao gồm : chữ viết, truyền miệng, các con dấu, các bản vẽ trên tường đá, hầm đá hay những thông tin về thời đại trên các sản phẩm cổ. Ví dụ kinh điển được lưu giữ cho tới ngày nay là những bài kinh Phật, kinh Thánh được ca tụng, truyền đạt cho tới ngày nay.

Phương tiện truyền thông hiện đại

Các hình thức phương tiện truyền thông hiện đại dần được số hóa trong thập kỷ 21. Những phương tiện mang tính thường xuyên như báo chí, tờ rơi giúp người đọc tiếp cận thường xuyên hơn với các nội dung content.

Xu hướng hiện đại, các nội dung content được xây dựng trên các video. Chúng đánh mạnh vào hai giác quan chính là thị giác và thính giác. Việc sử dụng càng nhiều những tương tác lên giác quan càng tăng mức độ hiểu quả trong việc ghi nhận thông tin nội dung.

Content bẩn, content sạch là gì?

Content bẩn

Content bẩn là những nội dung được xây dựng đánh trực tiếp vào các gian quan. Đây là những nội dung được người dùng, khách hàng đánh giá là kém chất lượng, đầu voi đuôi chuột, không thực tế.

Điểm mạnh của content bẩn ở chỗ chúng à những nội dung gây sốc, kích thích mạnh sự tò mò, cuốn hút một cách thái quá xoay quanh những nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng hay thuần phong mỹ tục. Những tương tác với content bẩn rất cao vì nó khiến người dùng tranh cãi, bình luận hay chỉ đơn giản là tò mò kích xem. Mức độ lan tỏa cực cao.

Điểm yếu của content bẩn là nội dung kém chất lượng, hoặc bị bài xích bởi chuẩn mực của cộng đồng. Người dùng có xu hướng báo cáo, ức chế, hoặc tạo nên những phản hồi tiêu cực đối với nội dung được xây dựng.

Content sạch

Content sạch là những nội dung xây dựng đem lại giá trị kiến thức, khơi dậy động lực. Đây là những nội dung có thể ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ cộng đồng.

Điểm mạnh của content sạch là những nội dung cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức giúp phát triển cá nhân hoặc mang tính chất giải trí đơn thuần.

Điểm yếu của content sạch là mức độ tiếp cận thấp. Chúng chỉ phù hợp với một nhóm cộng đồng có sở thích xoay quay đúng nội dung được xây dựng. Ở đây, chúng ta cần rất nhiều nguồn lực, công cụ để quảng bá hoặc lan tỏa giúp cho nội dung được tiếp cận tới đúng tệp khách hàng tiềm năng.

Các tiêu chí của một content hoàn hảo (Content is King)

Nội dung chất lượng

Nội dung content cần phải được nghiên cứu một cách chi tiết và bài bản. Bạn cần phải xác định rõ nội dung xây dựng nên phải bám sát vào mục đích của chiến dịch quảng bá. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp content được tạo ra bởi niềm đam mê, tạo ra bởi các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

Yếu tố quan trọng nhất là cần phải hiểu và nắm rõ ràng một cách tường tận về sản phẩm, sự vật hoặc tư tưởng sẽ được miêu tả, thể hiện.

Phong cách, giọng điệu (giọng văn), cách thực hiện – Cái chất riêng

Phong cách hay còn gọi là văn phong, cái chất riêng của người tạo nội dung luôn khác biệt. Những người tạo nội dung tích lũy kinh nghiệm thông qua việc liên tục tạo ra những nội dung đã có hoặc mới. Quá trình này giúp tiếp nhận, hoàn thiện và sửa chữa các nội dung còn thiếu sót.

Nội dung hấp dẫn và nhất quán

Bạn không thể tạo ra một nội dung mà các phần không thống nhất hoặc không có một chút liên quan nào với nhau. Các ý văn, bố cục cho dù một bức ảnh nhỏ cũng cần được rõ ràng về tổng thể và chạy theo mục đích chung.

Bạn có thể sử dụng các bố cục hay cách trình bày có sẵn hoặc sáng tạo những bẫy nội dung giúp tăng sức hấp dẫn. Giống như việc viết một câu chuyện, nó luôn rõ ràng ở 5 phần “mở – diễn giải – cao trào – giải quyết – kết”.

Giữ người đọc tương tác với nội dung của bạn

Khi xây dựng bất kì nội dung nào, bạn cần hiểu rõ mục đích của ấn phẩm dùng để làm gì? Nếu chỉ đơn giản tạo ra một ấn phẩm nội dung để tăng lượt chạm (click) vào trang website. Bạn không cần có quá nhiều thông tin trong ấn phẩm. Nó chỉ đơn giản là “Hãy click” – “Mua hàng” – “Xem ngay”.

Sự tương tác ở đây được hiểu là tương tác về cảm xúc, tương tác bằng hành động. Nếu chỉ dừng ở việc tiếp nhận thông tin và lưu trữ thông tin thì gần như nội dung của bạn sẽ bị lãng quên. Nội dung tốt đồng nghĩa với việc nó bắt buộc phải được lan tỏa. Ví dụ: Một cuốn sách hay thì ngoài việc lưu trữ nội dung cuốn sách đó trong đầu, người dùng sẽ giới thiệu cuốn sách cho người khác mua nó hoặc bắt buộc chia sẻ nội dung cho người khác.

Chỉnh sửa & Soát lỗi

Nội dung cần phải được rà soát hết lỗi bao gồm lỗi chính tả, hình ảnh, trang phục, màu sắc…. Bất kì thông tin dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới bố cục hay điểm chất lượng của nội dung.

Đánh bóng tác phẩm của bạn đến mức hoàn hảo

Một tác phẩm hoàn hảo phải chứa đựng một tập hợp các nội dung. Những nội dung content tạo thành những điểm trên tác phẩm. Một con đường sẽ được xây dựng lên khi khách hàng, độc giả đi từ nội dung này sang nội dung khác trong tác phẩm của bạn.

Sự đánh bóng của tác phẩm ở đây chính là việc bạn nắm rõ con đường đi của khách hàng. Nội dung nào cần khách hàng dừng lại đủ lâu, nội dung nào có thể nhanh chóng chuyển tiếp.

Con đường hoàn hảo là con đường mà nội dung được tối ưu và không lãng phí.

Bài viết liên quan

5 10 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x